Tin Tức Nhanh
-
TP.HCM phát hiện 51 ca Covid-19, 10 trường hợp đang điều tra dịch tễ
Trong 41 trường hợp tiếp xúc cụ thể: liên quan nhóm truyền giáo Phục Hưng (1); liên qua bệnh nhân 13593 (3); liên quan bệnh nhân 12934 (02); liên quan bệnh nhân 10020 (1); liên quan 13159 (2); liên quan bệnh nhân 9962 (1); liên quan bệnh nhân 10414 (2); chuỗi liên quan chợ đầu mối Hóc Môn (3); chuỗi liên quan Chợ Khu phố 2 Bình Tân (1); Chuỗi Ehome 3 (1); chuỗi liên quan bệnh nhân 11300 (2); chuỗi công ty Kim Minh quận 5 (4); chuỗi liên quan cửa hàng đồ gỗ ở quận 12 – bệnh nhân 9827 (2), chuỗi Hnam Mobile (2); chuỗi liên quan bệnh nhân 10322 (1); liên quan bệnh nhân 13770 (1); chuỗi liên quan nhân viên UBND Quận 7 (1); liên quan tiểu thương chợ Kim Biên (1); chuỗi liên quan vựa ve chai Đề Thám Quận 1 (7); chuỗi xưởng cơ khí Hóc Môn (2); tiếp xúc với bệnh nhân ở tỉnh khác (1). 10 trường hợp phát hiện khi khám sàng lọc tại bệnh viện cư trú tại: quận 4 (1); quận 8 (4), quận 10 (4), TP Thủ Đức khu vực 2 (1). Tính từ ngày 27/4 đến nay, tại TP.HCM ghi nhận 1.971 ca Covid-19, hiện đang đứng thứ 2 nước về số ca nhiễm.. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến dự và phát biểu chỉ đạo. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì hội nghị.
-
Quy trình cấp phép khẩn cấp sử dụng vắc xin Covid-19 ở Mỹ
Để vắc xin được cấp giấp phép khẩn cấp, hãng dược phẩm phải cung cấp đầy đủ thông tin để FDA xác định rằng những lợi ích đã biết và tiềm năng lớn hơn những rủi ro đã biết và tiềm ẩn của vắc xin. Từ góc độ an toàn, đệ trình xin cấp phép khẩn cấp sẽ bao gồm tất cả dữ liệu an toàn được tích lũy từ các nghiên cứu giai đoạn 1, 2, 3. Trong đó, ít nhất một nửa số người tiêm vắc xin trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 có ít nhất 2 tháng theo dõi. Ngoài ra, FDA yêu cầu cơ sở dữ liệu an toàn giai đoạn 3 của hơn 3.000 người tiêm vắc xin, đại diện cho một tỷ lệ cao những người tham gia giai đoạn 3, những người đã được theo dõi các tác dụng phụ nghiêm trọng, ít nhất một tháng sau khi hoàn thành chế độ tiêm đầy đủ. FDA cũng cần được cung cấp thông tin về hóa học, sản xuất của vắc xin. Hãng dược cần nộp đủ dữ liệu để đảm bảo chất lượng và tính nhất quán của sản phẩm vắc xin. FDA sẽ xem xét hồ sơ, thăm địa điểm, đánh giá sự tuân thủ quy trình sản xuất. Các chuyên gia của FDA là nhà khoa học, bác sĩ, người có chuyên môn về vắc xin được công nhận trên toàn cầu, có khả năng đánh giá tính an toàn và hiệu quả của vắc xin nhằm ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm. Các chuyên gia FDA cam kết đưa ra quyết định dựa trên đánh giá dữ liệu theo định hướng khoa học.
-
Chủng virus nCoV lan rộng thần tốc ở Mỹ
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho hay, tỷ lệ mắc biến thể Delta chiếm khoảng 2,7% tổng số ca Covid-19 ở Mỹ vào ngày 22/5. Tới ngày 5/6, chỉ số này đã lên tới 10%. Theo ước tính của tờ Financial Times, ngày 16/6, biến thể Delta có thể là nguyên nhân gây ra 31% tổng số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ. Như vậy, chỉ sau 11 ngày, tỷ lệ các bệnh nhân mắc chủng Delta đã tăng gấp 3 lần. Tiến sĩ Rochelle Walensky, Giám đốc CDC Mỹ, cảnh báo biến thể Delta có thể sớm trở thành chủng virus nCoV thống trị ở Mỹ. Cựu Giám đốc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, Scott Gottlieb, cũng đánh giá biến thể Delta có nguy cơ dẫn đến sự gia tăng số ca mắc bệnh vào mùa thu ngay cả khi 75% người Mỹ đủ điều kiện đã được tiêm phòng vào thời điểm đó. Biến thể Delta còn được gọi là B.1.617.2, có khả năng lây lan cao hơn 60% so với biến thể Alpha hiện chiếm ưu thế ở Mỹ. Dữ liệu từ Vương quốc Anh cũng cho thấy nguy cơ nhập viện cao hơn đối với những người không được tiêm vắc xin nhiễm chủng này. Ở Anh, biến thể Delta được cho chiếm khoảng 90% các trường hợp mắc Covid-19. Việc tiêm một liều vắc xin sẽ không đủ sức bảo vệ cơ thể trước biến thể Delta. Nghiên cứu cho thấy 1 mũi vắc xin Pfizer hoặc AstraZeneca chỉ bảo vệ 33% đối với các trường hợp mắc biến thể Delta có triệu chứng. Trong khi đó, hiệu quả của 1 liều vắc xin ở các loại biến thể khác lên tới 88% Tuy nhiên, 2 liều Pfizer hoặc AstraZeneca đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ người bệnh khỏi nguy cơ trở nặng phải nhập viện do biến thể này. Cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ, Joe Biden, cảnh báo biến thể Delta đặc biệt nguy hiểm đối với những người trẻ tuổi, những người ít tiêm chủng hơn người lớn tuổi và hoạt động xã hội nhiều hơn. Ông Biden cũng kêu gọi tất cả người Mỹ tiêm liều vắc xin thứ 2. Đến ngày 21/6, 45% người Mỹ đã được tiêm chủng đầy đủ và 53% đã được tiêm 1 liều. Tuy nhiên, tốc độ tiêm chủng đã giảm trong hai tháng qua.
-
Thanh niên ở Hà Nội tử vong chưa rõ nguyên nhân sau tiêm vắc xin Covid-19
Bệnh nhân tên T.H.L., nam giới, sinh năm 1995, ở Bến Trung, xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh, nghề nghiệp: giáo viên. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, khoảng 8h20 ngày 20/6, anh L. đến điểm tiêm tại Trạm Y tế xã Nam Hồng. Bệnh nhân đã được tiếp đón, khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin Covid-19, đủ các điều kiện như: thân nhiệt 36,10 độ C; huyết áp 130/80mmHg; mạch: 80 lần/phút; nhịp thở: 18 lần/phút, không có tiền sử bệnh lý. Sau đó, anh được chỉ định tiêm vắc xin phòng Covid-19 do AstraZeneca sản xuất. Anh L. ở lại Trạm Y tế để theo dõi khoảng 30 phút, sau đó ra về, được hướng dẫn tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà. Đến 21h55 ngày 21/6, Trạm Y tế Bắc Hồng nhận được thông báo của người nhà anh T.H.L, cho biết bệnh nhân xuất hiện co giật. Sau 15 phút, Đội cấp cứu của Trung tâm Y tế huyện Đông Anh có mặt tại nhà người bệnh và tiến hành cấp cứu tích cực; đồng thời đề nghị Trung tâm 115 hỗ trợ. Qua 30 phút, tình trạng người bệnh vẫn tiến triển xấu, toàn thân tím tái, mạch cảnh không bắt được; huyết áp không đo được; đồng tử giãn từ 5 đến 6 mm… Bệnh nhân đã được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Đông Anh, tiếp tục các biện pháp cấp cứu. Tuy nhiên, đến 23h15 ngày 21/6, anh L. tử vong. Theo CDC Hà Nội, quá trình rà soát cho thấy, Trạm Y tế xã Nam Hồng có đủ điều kiện tiêm chủng theo quy định của Chính phủ về hoạt động tiêm chủng. Ngày 20/6, cơ sở này tiêm vắc xin phòng Covid-19 do AstraZeneca sản xuất (lô ABX1466, hạn dùng đến 31/8, cho 100 người). Sau tiêm chủng, ngoài người bệnh T.H.L. có các triệu trứng nêu trên, hiện tất cả trường hợp còn lại sức khỏe đều bình thường. Trạm Y tế xã Nam Hồng cũng đã thực hiện quy trình tiêm theo đúng quy định. Người dân đến tiêm chủng đều được khám sàng lọc, tư vấn đầy đủ trước tiêm cũng như theo dõi tại Trạm ít nhất 30 phút sau tiêm. Sáng ngày 22/6, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức họp Hội đồng tư vấn chuyên môn, đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế. Cuộc họp có sự tham gia của chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu từ Bệnh viện Bạch Mai, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Hội đồng chuyên môn kết luận, bệnh nhân T.H.L. là trường hợp tử vong chưa rõ nguyên nhân sau 39 giờ tiêm vắc xin phòng Covid-19. Qua các biểu hiện lâm sàng và kết quả pháp y, hiện chưa có bằng chứng cho thấy người này tử vong do phản vệ hoặc tắc mạch; cần tiếp tục thực hiện các xét nghiệm vi thể và giải trình tự gen để kết luận. Vắc xin phòng Covid-19 đã được Bộ Y tế cấp phép, có nguồn gốc rõ ràng, có đầy đủ sổ sách, hóa đơn và phiếu xuất kho. Quy trình tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin và quy trình thực hành tiêm chủng đều đúng quy định. Sở Y tế Hà Nội đề nghị Trung tâm Y tế huyện Đông Anh, Bệnh viện đa khoa Đông Anh kịp thời tổ chức đến thăm hỏi, chia buồn và động viên gia đình bệnh nhân sau nỗi mất mát lớn này.
-
Nanogen xin cấp phép khẩn cấp vắc xin Covid-19 Nanocovax
Ông Hồ Nhân, Tổng giám đốc công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nangogen (công ty Nanogen) vừa có văn bản gửi Thủ tướng xin cấp phép khẩn cấp có điều kiện với vắc xin ngừa Covid-19 Nanocovax. Ông Nhân cho biết, vắc xin Nanocovax của công ty đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học chấp thuận và đánh giá tốt. Bộ Y tế và Hội đồng đã thông qua đề cương nghiên cứu, cho phép vắc xin Nanocovax triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 hàm lượng 25mcg trên quy mô 13.000 người. Nanogen cho biết, dựa trên các kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1-2, khả năng sinh miễn dịch của Nanocovax đạt 99,4%, tương đương với các vắc xin khác trên thế giới. Giá bán của Nanocovax dự kiến chỉ 120.000 đồng/liều. Đến nay, công suất sản xuất của nhà máy ước đạt 8-12 triệu liều/tháng. Nanogen cũng đang hoàn thiện, mở rộng hệ thống kho lạnh với sức chứa 10 triệu liều cùng đội ngũ xe lạnh (2-8°C) vận hành đạt chuẩn quốc tế. Dựa trên năng lực hiện tại, công ty Nangoen có thể sản xuất 50 triệu liều vắc xin Nanocovax đến tháng 12 năm nay và 100 triệu liều vào năm 2022. “Chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ của Thủ tướng để vắc xin Nanocovax sớm được cấp phép khẩn cấp có điều kiện tương tự như vắc xin của Nga, Trung Quốc và Ấn Độ”, ông Nhân kiến nghị. Phía công ty này cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất, cung cấp đủ vắc xin để Việt Nam đạt được miễn dịch cộng đồng vào quý 2/2022. Trước đó trao đổi với VietNamNet, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, trong thử nghiệm giai đoạn 3 sẽ vừa thử nghiệm vừa đánh giá. “Nếu hội đồng chuyên môn, hội đồng đạo đức thông qua và sau đó xin ý kiến Thủ tướng, Phó Thủ tướng, chúng ta có thể cấp phép trong tình trạng khẩn cấp cho Nanocovax giống như các vắc xin khác của nước ngoài”, Thứ trưởng Tuyên nói. Theo ông Tuyên, các vắc xin Việt Nam đang mua và vắc xin do thế giới hỗ trợ Việt Nam cũng nằm trong cơ chế cấp phép khẩn cấp nên việc này hoàn toàn phù hợp. Nhóm nghiên cứu tại Học viện Quân y cho biết, giai đoạn 3 vắc xin Nanocovax sẽ chia thành 2 giai đoạn nhỏ: Giai đoạn 3a tiêm cho 1.000 tình nguyện viên với tỉ lệ 6 người tiêm vắc xin, 1 người tiêm giả dược. Sau khi tiêm mũi 2 14 ngày sẽ có đánh giá về tính an toàn và hiệu quả bảo vệ; Giai đoạn 2 tiêm cho 12.000 người với tỉ lệ 2 người tiêm vắc xin, 1 người tiêm giả dược.