TIN TỨC 24H

Tin Nóng Về Kinh Tế

Sóng mới sau hoảng loạn: Chứng khoán tăng vọt, Bitcoin chìm nghỉm

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần (rạng sáng 22/6 giờ Việt Nam), chỉ số công nghiệp Dow Jones của Mỹ tăng gần 600 điểm (khoảng 1,8%). Đây là phiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 3. Các chỉ số khác cũng tăng mạnh. Chỉ số tầm rộng S&P 500 tăng 1,4%, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 0,8%. Thị trường chứng khoán Mỹ đảo chiều tăng mạnh khi mà dòng tiền trên thế giới vẫn rất mạnh và vẫn xoay qua lại giữa các kênh đầu tư tài chính và hàng hóa. Việc giá vàng và các đồng tiền tiền kỹ thuật số, trong đó có đồng Bitcoin giảm mạnh đã giúp cổ phiếu Mỹ đồng loạt tăng giá. Nhóm cổ phiếu hàng hóa, vốn bị tác động nặng nề hồi tuần trước, dẫn đầu đà phục hồi của thị trường. Cổ phiếu Devon Energy vọt gần 7%, trong khi Occidental Petroleum tăng 5,4%. Các cổ phiếu hưởng lợi từ việc tái mở cửa kinh tế bao gồm Norwegian Cruise Line và Boeing đều tăng hơn 3%. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng tăng ấn tượng.

Thủ tướng: Việc chống dịch có chiều hướng tốt, cần phát huy thành quả

Tại hội nghị, các ngành, địa phương đã thông tin về tình hình dịch COVID-19 trên phạm vi toàn quốc, cũng như tại các địa phương có dịch diễn biến phức tạp và nguy cơ phức tạp như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Bình Dương; công tác phòng, chống dịch tại các địa phương, nhất là các hoạt động xét nghiệm, truy vết, khoanh vùng, cách ly các địa điểm liên quan đến bệnh nhân mới mắc COVID-19; công tác giám sát, kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch COVID-19 tại một số điểm nóng; công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Ăn mít mà không phải tách hạt, bác nông dân Cần Thơ thu tiền tỷ từ loại mít kỳ lạ này

Danh tiếng về chú út Mẫn và trái mít không hạt Ba Láng chắc hẳn nhiều người đã từng nghe tới. Có thể nói rằng, ở miền Tây không có nông dân nào dạn dày kinh nghiệm về mít không hạt như ông. Giống mít lạ không khó trồng nhưng cây sợ nước. Chăm đúng cách, ra trái non tầm 6 tháng là có thể thu hoạch. Hiện nay, ông Út Mẫn là đầu mối phân phối cây giống và chia sẻ kinh nghiệm cho những nhà vườn cùng chí hướng. Mỗi năm có hàng chục ngàn cây con theo xe đường dài từ Nam ra Bắc. Tên gọi mít "lạ" Út Mẫn ông cũng không giữ cho riêng mình. Nó được thay bằng danh xưng "Mít không hạt Ba Láng" - một cách ông lão tri điền trả ơn cho vùng đất quê, quanh năm khí hậu ôn hòa, thiên nhiên ưu đãi.

Bánh tráng Việt bất ngờ thành món ăn trào lưu ở Hàn Quốc

Trào lưu làm 'tokbokki bánh tráng' phổ biến ở Hàn Quốc Đa số dân mạng xứ kim chi đều trầm trồ trước ý tưởng độc đáo này, khẳng định thành phẩm "không thua gì bản gốc". Khoảng 2 tháng gần đây, cách làm bánh gạo cay Hàn Quốc (tokbokki) từ bánh tráng thu hút nhiều sự quan tâm từ các food blogger xứ kim chi. Xu hướng này vốn xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2020, thời điểm cả nước thực hiện giãn cách xã hội vì Covid-19. Từ khóa "tokbokki kiểu Việt Nam" hay "tokbokki bánh tráng" thường xuyên được đề cập trên các nền tảng mạng xã hội như Kakao Talk hay naver. Các trang blog cũng đăng tải nhiều video bắt trend làm món ăn này. Nhiều blogger trong lĩnh vực ẩm thực cũng đăng tải video thực hiện món ăn và chia sẻ công thức cho khán giả người Hàn.

Giá vàng hôm nay 22/6: USD tăng giá, vàng sụt giảm

Tính tới 8h30 sáng 21/6, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết cho khu vực Hà Nội ở mức: 56,50 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,00 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC áp dụng cho khu vực Hà Nội ở mức 56,50 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,12 triệu đồng/lượng (bán ra). Tại Sài Gòn, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 56,50 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,70 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 56,50 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,13 triệu đồng/lượng (bán ra).

Kinh tế là hoạt động sản xuất của cải vật chất, là toàn bộ phương thức sản xuất và trao đổi của một chế độ xã hội; là tổng hòa các mối quan hệ sản xuất (quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức, quản lý và quan hệ phân phối, lưu thông sản phẩm xã hội), dựa trên một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất